Blog Single

Tiêu chuẩn hoá nội bộ doanh nghiệp và cách tiến hành

Bài viết này blogsanxuat xin giới thiệu với các bạn cách các công ty Nhật thực hiện tiêu chuẩn nội trong bộ công ty của mình.

Tiêu chuẩn hoá là một thuật ngữ rất rất quen thuộc với các bạn đang làm việc trong công xưởng.

Định nghĩa

Tiêu chuẩn hoá nội bộ doanh nghiệp là một trong những phương pháp giúp doanh nghiệp hoạt động trơn tru và hiệu quả. Tiêu chuẩn được thiết lập dưới sự đồng ý của cách thành viên tham gia xây dựng tiêu chuẩn. Sau đó, sẽ được áp dụng trong nội bộ công ty.

Ví dụ, đối với các bạn làm quản lý chất lượng sẽ hay gặp các bảng tiêu chuẩn kiểm tra. Đây chính là một dạng tiêu chuẩn hoá nội bộ công ty. Tiêu chuẩn kiểm tra của một sản phẩm A được xây dựng nhờ trên kinh nghiệm và kiến thức của nhân viên trong công ty đó và nó phản ánh cách làm tốt nhất để kiểm tra chất lượng sản phẩm ở thời điểm hiện tại.

Ở công ty nơi mình làm việc, tiêu chuẩn kiểm tra sẽ được xây dựng bởi bộ phận sản xuất (có thảo luận giữa các bộ phận truớc khi quyết định nội dung), sau đó cần có sự đồng ý của bộ phận chất lượng và công xưởng trưởng.

Tiêu chuẩn nội bộ thường có nhiều loại:

  • Tiêu chuẩn về kỹ thuật: bản vẽ
  • Tiêu chuẩn tác nghiệp: bảng hướng dẫn thao tác
  • Tiêu chuẩn kiểm tra: bảng hướng dẫn kiểm tra

Định nghĩa tiêu chuẩn hoá nội bộ doanh nghiệp

Mục đích và hiệu quả của việc tiêu chuẩn hoá nội bộ

Tiêu chuẩn hoá có mục đích và hiệu quả như sau:

  • Ổn định và nâng cao chất lượng
  • Giảm chi phí
  • Hiệu quả hoá công việc
  • Đảm bảo thông tin được truyền thông suốt
  • Đảm bảo vệ sinh – an toàn
  • Tích luỹ kĩ thuật
  • Mang lại lợi ích cho công ty và khách hàng

Vận hành hệ thống tiêu chuẩn hoá nội bộ

Hệ thống tiêu chuẩn hóa sẽ khác nhau tuỳ vào quy mô từng công ty. 

Ví dụ với công ty mình làm việc có hai hệ thống tiêu chuẩn nội bộ khác biệt.

Một hệ thống tiêu chuẩn chung cho toàn công ty. Những tiêu chuẩn này được sử dụng cho toàn bộ công xưởng không phân biệt theo đặc tính sản phẩm sản xuất ở công xưởng đó.

Một hệ thống thứ hai là hệ thống tiêu chuẩn riêng của từng công xưởng. Công xưởng tự xây dựng dành cho những chi tiết hoặc sản phẩm đặc trưng của mình. Những tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho công xưởng khác nhưng không bắt buộc. Tuy nhiên, những tiêu chuẩn tốt thường được triển khai ngay nếu thực sự hữu ích cho công xưởng khác.

Một tiêu chuẩn khi được xây dựng luôn được yêu cầu sử dụng từ ngữ và hình ảnh để dễ hiểu nhất có thể với người sử dụng. Sau khi quyết định chính thức, tiêu chuẩn sẽ được thông báo với các bộ phân liên quan. 

Với bộ phận trực tiếp sử dụng, tổ trưởng sẽ là người nhận và đào tạo nhân viên. Sau khi đào tạo có lưu lại lịch sử đào tạo ở ngay phía sau để kiểm tra khi có vấn đề.

Khi phát sinh sản phẩm lỗi có trường hợp chúng ta cần thay đổi tiêu chuẩn cho phù hợp.

Ví dụ, với sản phẩm nhựa hay phát sinh ba via tại một vị trí nhất định, chúng ta có thể thêm mục kiểm tra ba via ở vị trí này vào tiêu chuẩn kiểm tra.