Blog Single

Quản lý vận chuyển: quản lý dòng chảy trong và ngoài công xưởng

Quản lý vận chuyển trong một công xưởng sẽ bao gồm vận chuyển bên trong công xưởng và vận chuyển bên ngoài công xưởng.

Bài viết này chúng ta sẽ cùng Blogsanxuat tìm hiểu về hai luồng vận chuyển này nhé.

Như mình đã giới thiệu, một công xưởng sẽ nhập nguyên vật liệu về để gia công tạo ra sản phẩm. Do đó, trong công xưởng luôn tồn tại một dòng chảy của chi tiết giống như dòng máu trong cơ thể. Do đó, việc quản lý để dòng chảy này không bị tắc nghẽn là rất quan trọng.

Quản lý vận chuyển trong công xưởng: Giúp tăng hiệu quả dòng chảy sản phẩm

Dòng chảy sản phẩm là một trong ba dòng chảy trong công xưởng. Việc quản lý dòng chảy sản phẩm được gọi là quản lý vận chuyển.

Dòng chảy sản phẩm được chia thành dòng sản phẩm bên trong công xưởng và bên ngoài sản phẩm. Cả hai dòng chảy này đều ảnh hưởng tới hoạt động quản lý sản xuất.

Nhiệm vụ của việc quản lý vận chuyển trong công xưởng chính là giúp tăng hiệu quả dòng chảy sản phẩm.

Mình sẽ giới thiệu một vài ví dụ để tăng hiệu suất vận chuyển trong công xưởng.

  • Sắp xếp vị trí đặt chi tiết ở vị trí hợp lí sẽ giúp giảm bớt thời gian vận chuyển.
Tối ưu hoá dòng chảy
  • Lắp đặt một dây chuyền sẽ giúp sản phẩm được vận chuyển giữa các công đoạn hoặc các bộ phận mà không cần có mặt con người.
Dây chuyền vẩn chuyển sản phẩm tự động (Nguồn: Pixabay)
  • Tại công xưởng mình làm việc, những chiếc xe chở hàng tự động đã thay thế con người để cấp hàng cho dây chuyền sản xuất. Một chiếc xe như thế này đã thay thế được cho 2 người công nhân trước đây.

Dòng vận chuyển ngoài công xưởng được chia thành hai loại

Vận chuyển bên ngoài công xưởng
  • Quản lý vận chuyển chi tiết, nguyên vật liệu

Đây chính là dòng chảy vào mỗi công xưởng. Dòng chảy này bắt nguồn từ các công ty cung cấp chi tiết, vật liệu cho đến công xưởng sản xuất.

Việc quản lý này luôn đòi hỏi nguyên vật liệu phải được nhập đúng số lượng và đúng thời điểm để không ảnh hưởng tới kế hoạch sản xuất.

Ngoài ra, việc giảm giá thành mua nguyên vật liệu và tối ưu hoá lộ trình để giảm chi phí cũng là yêu cầu cấp bách đối với bộ phận quản lý dòng chảy này.

  • Quản lý vận chuyển sản phẩm

Đây là dòng chảy ra khỏi công xưởng. Dòng chảy này bắt nguồn từ kho trong công xưởng tới các cửa hàng hoặc khách hàng.

Việc quản lý dòng chảy sản phẩm được yêu cầu phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, tốc độ cao với chi phí rẻ nhất.

Dòng chảy này tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên việc đảm bảo những yếu tố trên là rất quan trọng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *