Blog Single

Quản lý thu mua: quản lý mối liên kết bên ngoài

Quản lý thu mua là hoạt động quản lý nguyên vật liệu, chi tiết nhập từ bên ngoài, kết hợp với quản lý kế hoạch sản xuất bên trong công xưởng.

Chắc mọi người đều biết, không công ty nào có thể tự sản xuất toàn bộ chi tiết sử dụng trong sản phẩm của mình.

Ví dụ, một công ty sản xuất ô tô sẽ không tự sản xuất lốp xe, kính xe hay hệ thống dây điện chạy trong xe.

Đơn giản nhất là mọi công ty đều phải nhập nguyên liệu để gia công thành những chi tiết mình mong muốn. Vì thế để chế tạo được một sản phẩm hoàn chỉnh, công xưởng cần phải liên kết với nhà cung ứng khác. Và việc quản lý các yếu tố QCD của vật liệu hay chi tiết mua về là rất quan trọng.

Các yếu tố trong quản lý mua bán

Quản lý chất lượng chi tiết thu mua từ bên ngoài

Trong quản lý thu mua, việc quản lý chất lượng chi tiết mua vào rất quan trọng.

Khi nhập phải chi tiết lỗi, sản phẩm sử dụng những chi tiết này sẽ trở thành phế phẩm. Không những thế, việc lựa chọn tiết lỗi, đổi trả, gửi phàn nàn cũng làm mất của chúng ta rất nhiều thời gian và công sức.

Chính vì vậy, chúng ta cần quản lý các công ty cung ứng để đảm bảo 100% hàng nhập về là hàng đạt chất lượng.

Ngoài ra, việc định kì đánh giá năng lực của nhà cung ứng sẽ giúp chúng ta có phương án quản lý thích hợp.

Quản lý chi phí chi tiết nhập từ bên ngoài

Việc yêu cầu các nhà cung ứng kazen công đoạn để giảm chi phí sản xuất dù chỉ 1 đồng là rất cần thiết.

Nếu mỗi chi tiết giảm được 100 đồng, một ngày chúng ta nhập 1000 chi tiết thì một tháng chúng ta sẽ tiết kiệm được:

100 đồng x 1000 chi tiết x 22 ngày = 2 200 000 Đồng

Chỉ với một chi tiết mỗi tháng chúng ta đã tiết kiệm được 2,2 triệu đồng. Bằng 1/3 tháng lương của một công nhân. Một con số không nhỏ phải không các bạn.

Vì vậy, việc cắt giảm chi phí mua hàng mà một nhiệm vụ rất quan trọng của bộ phận thu mua.

Quản lý kì hạn chi tiết nhập từ bên ngoài

Để đảm bảo kế hoạch sản xuất trong công xưởng, việc quản lý kì hạn nhập của các chi tiết mua bên ngoài cũng rất quan trọng.

Giả sử, sản phẩm của chúng ta được lắp ráp từ 1000 chi tiết. Nhưng chỉ cần một chi tiết không về đúng kì hạn, việc lắp ráp sản phẩm sẽ không thể thực hiện.

Ngoài ra, trong sản xuất, không thể tránh khỏi việc xảy ra sự cố. Trong trường hơp này, việc điều chỉnh kì hạn nhập hàng cũng rất quan trọng. Nếu kế hoạch sản xuất được đẩy sớm hơn thì chi tiết cũng cần được nhập sớm hơn. Hoặc kế hoạch bị lùi lại thì nếu có thể chúng ta cũng không nên nhập nguyên vật liệu về quá sớm.

Tóm lại, việc quản lý chính xác kì hạn nguyên vật liệu, chi tiết nhập từ bên ngoài là một yếu tố quan trọng giúp ổn định hoạt động sản xuất.

Để làm được việc này, chúng ta cần trực quan hoá và công khai kế hoạch sản xuất với các nhà cung ứng. Như vậy, hai bên sẽ có thể chủ động hơn trong việc đảm bảo kì hạn nhập và giao hàng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *