Nội dung cơ bản khi thay đổi 4M

Trong quá trình sản xuất, chúng ta phải quản lý cẩn trọng yếu tố 4M vì có liên quan mật thiết tới sự ổn định của công đoạn cũng như chất lượng của sản phẩm. Khi thay đổi 4M, đồng nghĩa với việc sự ổn định của công đoạn cũng như chất lượng của sản phẩm sẽ thay đổi theo, chính vì vậy cần phải làm rõ quy trình. Để thực hiện được điều này, chúng ta cần thực hiện những nội dung sau đây:
1. Làm rõ nội dung thay đổi 4M: Thay đổi con người, máy móc thiết bị, phương pháp, nguyên vật liệu thì cụ thể là thay đổi như thế nào. Ví dụ: Nhân viên thao tác lại sản phẩm sau 6 tháng, Chuyển máy từ (MC01 sang MC02…), Thay đổi phương pháp cầm sản phẩm khi kiểm tra, Thay đổi tỉ lệ nhựa tái…
2. Làm rõ những nội dung cần kiểm chứng trước khi thay đổi 4M: Đào tạo lại nhân viên, Kiểm tra lại kích thước và chức năng của sản phẩm khi thay đổi máy…
3. Làm rõ phương pháp quản lý đặc biệt sau thay đổi: Kiểm tra lần 2 với số lượng 1 lô sản xuất, Kiểm tra rút mẫu với tần suất 1 lần/giờ..
4. Hiển thị, phân biệt sản phẩm có điểm thay đổi: Hiển thị bằng bảng, Tem nhãn, Thùng sản phẩm…
5. Theo dõi tính hiệu quả để đóng điểm thay đổi: Theo dõi theo tỉ lệ lỗi công đoạn trong lot đầu tiên, Theo dõi tỉ lệ lỗi kiểm tra lần 2…
Trên đây là những điều cơ bản nhất cần phải thực hiện khi quản lý 4M. Tùy theo công ty, khách hàng cần có thêm một số nội dung bổ sung. Đặc biệt, để quản lý tốt thay đổi 4M, chúng ta cần phải xây dựng được hệ thống thực hiện, quản lý, theo dõi. Cụ thể như, các bộ phận liên quan cần nắm bắt nội dung, bộ phận quản lý chất lượng sẽ tổng hợp và xác nhận lại tất cả các kết quả đánh giá, qua đó quyết định cho thay đổi hay không, theo dõi sau thay đổi xem đủ điều kiện đóng thay đổi 4M hay không. Trong trường hợp không có hiệu quả, cần xem xét trả lại tình trạng ban đầu, xem xét phương án khác để Kaizen.