Chứng chỉ quản lý chất lượng Nhật Bản – QC KENTEI: Tụi QC bên Nhật học như thế nào? #1

Đăng bởi Bui Linh vào

Chứng chỉ quản lý chất lượng là một chứng chỉ khá quen thuộc với những người đang làm trong ngành sản xuất tại Nhật Bản. Tuỳ bộ phận hay nội dung công việc mà các công ty sẽ yêu cầu nhân viên dự thi để lấy chứng chỉ này.

Ví dụ một công ty sản xuất dụng cụ gia công trong hệ thống của Toyota mà mình biết sẽ yêu cầu toàn bộ nhân viên mới phải thi được chứng chỉ QLCL 4, cấp thấp nhất trong hệ thống chứng chỉ này. Ngoài ra, toàn bộ tầng lớp tổ trưởng trở lên tối thiểu phải có chứng chỉ QLCL cấp 3 trở lên. 

Ở công ty nơi mình làm việc không yêu cầu phải thi chứng chỉ QLCL. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc và tìm hiểu mình nhận thấy đây là một chứng chỉ có ích và quyết định dự thi.

Việc thi chứng chỉ này đã cho mình cái nhìn tổng quát về hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống sản xuất trong công ty của mình.

Chính vì vậy, mình muốn giới thiệu nội dung chứng chỉ này để những bạn không có cơ hội dự thi trực tiếp tại Nhật Bản có thể tham khảo để có hướng học tập, bổ sung kiến thức cho công việc của mình. Nội dung này sẽ giúp chúng ta hình dung được những gì cần phải học, thứ tự học ra sao. Như thế sẽ giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và tránh xa đà vào những kiến thức không cần thiết hoặc quá khó so với khả năng hiện tại.

Sơ lược về chứng chỉ quản lý chất lượng Nhật Bản

Chứng chỉ QLCL Nhật Bản được Hiệp hội đo lường Nhật Bản công nhận vào năm 2005. Là chứng chỉ dùng để đánh giá một cách khách quan kiến thức về quản lý chất lượng của thí sinh.

Chứng chỉ này được chia làm 4 cấp độ để đánh giá năng lực về quản lý chất lượng đối với một nhân viên làm việc trong công ty. Chứng chỉ này được nhân rộng với mục đích nâng cao khả năng quản lý chất lượng cho mỗi cá nhân, từ đó góp phần nâng cao chất lượng của sản phẩm và của tổ chức. Tóm lại, chứng chỉ này được sinh ra với mục đích là một công cụ sản xuất nền tảng để các doanh nghiệp có thể liên tục nâng cao được năng lực cũng như kiến thức quản lý chất lượng.

Dưới đây là những lợi ích mà chứng chỉ QLCL mang lại.

Mục đích và lợi ích của chứng chỉ quản lý chất lượng Nhật Bản
Mục đích và lợi ích mà chứng chỉ quản lý chất lượng mang lại

Dưới đây là năng lực yêu cầu và đối lượng nên dự thi cho từng cấp độ:

Cấp độ

Năng lực và kiến thức yêu cầu

Đối tượng

1・Cấp độ này yêu cầu nhân viên có năng lực nắm bắt được khả năng có thể giải quyết được những vấn đề chất lượng trong tổ chức hay không. Đồng thời nhân viên đó phải tự chủ đứng lên khởi xướng để giải quyết.  
・Trong trường hợp, vấn đề mang tính chuyên môn cao không thể giải quyết được thì yêu cầu nhân viên ít nhất phải có năng lực đề xuất phương pháp hay hướng giải quyết.
・Đây là cấp độ kiến thức yêu cầu đối với những người có khả sẽ trở thành người đứng đầu bộ phận quản lý chất lượng trong công ty.
・Người đứng đầu bộ phận quản lý chất lượng
・Chuyên viên kĩ thuật chuyên xử lý vấn đề chất lượng sản phẩm  
2・Người thường xuyên sử dụng 7 công cụ QC hoặc 7 công cụ QC mới, đồng thời kết hợp phân tích dữ liệu để giải quyết các vấn đề về chất lượng phát sinh trong bộ phận. 
・Là người hiểu được hệ thống chất lượng, đồng thời tự chủ trong hoạt động kaizen và giải quyết vấn đề
・ Người đứng đầu bộ phận có thể giải quyết được vấn đề ở bộ phận mình
・ Quản lý, nhân viên các bộ phận có liên quan đến chất lượng như: Quản lý chất lượng, phát triển sản phẩm, sản xuất, kĩ thuật sản xuất…)
3・ Người hiểu và sử dụng được 7 công cụ QC. Nếu có nhận được sự chỉ đạo từ cấp trên có thể giải quyết được các vấn đề xảy ra.
・ Người hiểu cơ bản về hệ thống quản lý chất lượng
・Toàn bộ nhân viên ở tất cả lĩnh vực.
・Sinh viên đại học cao đẳng chuyên ngành quản lý chất lượng
4・ Người hiểu căn bản về hệ thống quản chất lượng và hoạt động của một công ty.
・ Hiểu căn bản về lý thuyết hoạt động kaizen.
・ Nắm được những khái niệm căn bản nhất về cách tiến hành công việc cũng như quản lý chất lượng
・ Người lần đầu học về Quản lý chất lượng
・ Nhân viên mới
・ Sinh viên đại học cao đẳng chuyên ngành quản lý chất lượng

Nội dung kiến thức trong chứng chỉ quản lý chất lượng Nhật Bản

Những thủ pháp sử dụng trong từng cấp độ của chứng chỉ.

Trong bảng dưới mình sẽ tổng hợp cho 3 cấp độ từ 3~1. Cấp độ 4 chỉ bao gồm các khái niệm căn bản nên mình gộp luôn vào cấp độ 3. Khi mới tìm hiểu mình cũng bắt đầu với cấp độ 3. Vì vậy, nội dung trên trang blogsanxuat cũng bắt đầu với những khái niệm rất căn bản như “Chất lượng là gì?.

Các bạn lưu ý phần ý nghĩa của các kí hiệu mình sử dụng trong bảng như sau:

  • △ : Mức độ bạn chỉ cần biết tới tên nội dung mà chưa cần hiểu nội dung bên trong.
  • ◯ : Mức độ hiểu định nghĩa và suy nghĩ căn bản của nội dung đó.
  • ◎ : Không những hiểu nội dung mà còn có thể vận dụng thành thạo nội dung đó.
Thủ Pháp Chi tiết

Cấp 1

Cấp 2

Cấp 3

Cách thu thập và tổng hợp dữ liệuCác loại dữ liệu
Biến đổi dữ liệu
Tập dữ liệu mẹ và mẫu
Phương pháp lấy mẫu và sai số
Thống kê căn bản và biểu đồ
Các phương pháp lấy mẫu và tính chất
Phương pháp lấy mẫu từ tập mẫu mẹ hữu hạn
7 công cụ QCBiểu đồ Pareto
Biểu đồ xương cá
Phiếu kiểm tra
Biểu đồ Histogram
Biểu đồ phân bố
Biểu đồ
Phân tầng dữ liệu
7 công cụ QC mớiBiểu đồ cây
Biểu đồ ma trận
Biểu đồ ma trận và phân tích dữ liệu
Biểu đồ mũi tên
Biểu đồ quá trình ra quyết định
Biểu đồ quan hệ
Biểu đồ tương quan
Thống kế căn bảnPhân phối chuẩn
Phân bố đồng nhất
Phân phối mũ
Phân phối nhị thức
Phân phối Poission
Phân phối hai chiều
Phân phối xác xuất
Giá trị kỳ vọng và phân tán
Hiệu phương sai
Quy luật số lớn và Định lý giới hạn trung tâm
Kiểm định và suy đoán dựa trên dữ liệu thống kêSuy nghĩ kiểm định và suy đoán
Kiểm định và suy đoán dựa trên một số bình quân tổng thể
Kiểm định và suy đoán dựa trên một độ phân tán mẫu
Kiểm định và suy đoán dựa trên tỷ lệ giữa hai độ phân tán mẫu
Kiểm định và suy đoán dựa trên dữ liệu đoKiểm định và suy đoán dựa trên hiệu giữa hai bình quân tổng thể
Kiểm định và suy đoán dựa trên đối ứng dữ liệu
Kiểm định dựa trên nhiều hơn ba độ phân tán mẫu
Kiểm định và suy đoán dựa trên dữ liệu đếmKiểm định dựa trên tỷ lệ lỗi trong tập mẹ
Kiểm định dựa trên độ sai khác tỷ lệ lỗi trong hai tập mẹ
Kiểm định dựa trên số lượng lỗi trong tập mẹ
Kiểm định dựa trên số lượng lỗi trong hai tập mẹ
Kiểm định độ phù hợp
Kiểm định dựa trên bảng tương quan
Biểu đồ quản lýCách suy nghĩ và cách sử dụng biểu đồ quản lý
Biểu đồ quản lý X-R
Biểu đồ quản lý X-s
Biểu đồ quản lý X-Rs
Biểu đồ quản lý p, Biểu đồ quản lý np
Biểu đồ quản lý u, Biểu đồ quản lý c
Biểu đồ quản lý Median
Chỉ số năng lực công đoạnPhương pháp tính và đánh giá chỉ số năng lực công đoạn
Suy đoán khoảng trong chỉ số năng lực công đoạn
Kiểm tra chọn mẫuCách suy nghĩa trong kiểm tra chọn mẫu
Kiểm tra chọn mẫu theo quy chuẩn đếm số
Kiểm tra chọn mẫu theo quy chuẩn đo
Kiểm tra chọn mẫu theo quy chuẩn đếm có tuyển chọn
Kiểm tra chọn mẫu theo quy chuẩn điều chỉnh
Phương pháp kế hoạch thực nghiệmCách suy nghĩ trong phương pháp kế hoạch thực nghiệm
Các phương pháp thực nghiệm
Thống kê phi tham số
Phương pháp chất lượng cảm tính và đánh giá bằng giác quan
Phân tích tương quanHệ số tương quan
Các loại tương quan
Kiểm định và suy đoán hệ số tương quan mẫu
Phân tích hồi quySuy đoán công thức hồi quy
Phân tích phân tán
Kiểm định và suy đoán dựa trên mẫu số hồi quy
Chuẩn đoán hồi quy
Phân tích hồi quy trong trường hợp lập lại
Phân tích hồi quy đa biếnSuy đoán công thức hồi quy
Phân tích phân tán
Kiểm định và suy đoán dựa trên mẫu số hồi quy
Chuẩn đoán hồi quy
Chọn biến số
Các công thức phân tích hồi quy
Phân tích đa biến sốPhân tích biệt số
Phân tích thành phần chính
Phân tích cụm
Lý luận số hoá
Quản lý độ tin cậyPhòng ngừa tái phát và phòng ngừa phát sinh trên lập trường quản lý chất lượng
Độ bền, độ an toàn, độ tin cậy thiết kế
Hình mẫu độ tin cậy
Phân tích và tổng hợp dữ liệu về độ tin cậy
Thiết kế thông số độ cứng vữngCách suy nghĩ trong thiết kế thông số
Thiết kế thông số tĩnh
Thiết kế thông số động

Trong bài tiếp theo mình sẽ tổng hợp phần lý thuyết chi tiết cho từng cấp độ.