Blog Single

Câu chuyện Kaizen 5: Làm sao để giảm lượng tồn kho?

Tìm đồ là câu chuyện muôn thủa trong các công ty sản xuất, kể cả công ty Nhật. Một trong những nguyên nhân là không nắm được số lượng chi tiết tồn kho, hoặc số lượng thực tết không khớp với số lượng quản lý trên sổ sách hoặc hệ thống.

– Sếp: Sao vậy người đẹp?

– Nhân viên: (Mếu) Em vừa đặt thêm hàng mà không ngờ trong kho còn cả đống. Không biết chừng nào mới sử dụng hết.

– Sếp: Thế không kiểm số lượng tồn kho đã đặt thêm hả?

– Nhân viên: Em đã phải bỏ ra nguyên 1 ngày để kiểm tra số lượng rồi, nhưng danh mục đồ quá nhiều mà lại để mỗi nơi một thứ nên có thể bị sót ạ.

– Sếp: (Nhăn nhó :3) Em quản kho kiểu này thì chết. Làm thử cách này đi:

+ Đầu tiên hay quy định vị trí cho từng đồ vật.

+Với mỗi đồ vật phải đặt kèm phiếu thông tin bao gồm tên đồ, số lượng, người quản lý…

+ Cuối cùng làm một cái sơ đồ đơn giản tại mỗi giá để biết có cái gì và ở đâu.

Trong tuần này mà không hoàn thành thì đừng nghĩ tới nghỉ cuối tuần nghe cưng

– Nhân viên: Vâng, thưa sếp

Một trong những nguyên nhân phát sinh vấn đề là do chỗ đặt để chi tiết không được quy định, cùng một chi tiết nhưng mỗi người để một nơi. Lúc cần thì không biết trong kho có, phải mua thêm. Chi tiết để lâu không sử dụng dẫn đến hỏng hóc không sử dụng được nữa.

5S (đặc biệt là 2S) sẽ là một trong những giải pháp hữu ích để giải quyết vấn đề này.

Trước Kaizen

Trước kaizen tồn kho

Sau Kaizen

Sau kaizen tồn kho
 

Câu chuyện kaizen sẽ là chuyên mục mình tổng hợp những ví dụ kaizen đã thực hiện trong công xưởng tại Nhật Bản. Đây tuy là những ví dụ đơn giản đi kèm với câu chuyện hư cấu do mình tự nghĩ ra nhưng mình hi vọng những câu chuyện này lại là một gợi ý cho một ai đó hay một công xưởng nào đó ở Việt Nam. Bạn có thể tìm đọc thêm các ví dụ kaizen khác tại đây.