Căn bản về hoạt động nhóm QC

Sau khi tìm hiểu về lịch sử ra đời, trong bài viết này chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu những điểm căn bản trong hoạt động của một nhóm QC tại Nhật Bản.

Các bạn lưu ý giúp mình, đây chỉ là điểm chung, cách thực hoạt động thực thế có thể thay đổi tuỳ vào cách áp dụng của từng công xưởng khác nhau. Ngay cả công xưởng làm việc, phương thức hoạt động cũng được thay đổi để phù hợp với tình hình công xưởng.

Căn bản về nhóm QC

Hình thái lý tưởng hoạt động nhóm QC hướng tới
Hình thái lý tưởng hoạt động nhóm QC hướng tới
  • Nhóm QC là một nhóm nhỏ bao gồm các thành viên đứng đầu các bộ phận. Ở công ty mình, thành viên sẽ bao gồm nhân viên quản lý chất lượng và các tổ trưởng.
  • Hoạt động của nhóm QC là duy trì việc quản lý và kaizen chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Trong xưởng của mình chủ yếu sẽ có hai hoạt động chính là xử lý lỗi chất lượng xảy ra tức thời và lỗi chất lượng mãn tính đã tồn tại trong suốt thời gian dài.
  • Hoạt động này hướng tới Nâng cao năng lực thực hiện của các thành viên, xây dựng môi trường làm việc năng động, nâng cao độ thoả mãn của khách hàng và cống hiến cho xã hội. Đây là một yếu tố rất quan trọng khiến hoạt động nhóm QC vẫn được duy trì và phát triển đến tận bây giờ.
  • Đối với giám đốc hay quản lý cấp cao: Cần nhận thức được rằng đây là hoạt động quan trọng để đào tạo con người và cải thiện môi trường làm việc từ đó nâng cao được năng lực của công xưởng. Cần đưa ra sự hỗ trợ để hoạt động phát triển trong toàn công xưởng và có nhiều thành viên cùng tham gia. Xưởng trưởng của mình có một câu nói mà mình thấy rất thú vị mỗi khi có vấn đề xảy ra “Một người không giải quyết được thì tất cả sẽ cùng suy nghĩ”. Câu nói này giúp các thành viên tin tưởng hơn và sức mạnh đội nhóm. Bằng chứng là các vấn đề chất lượng xảy ra trong xưởng dù khó đến mấy cũng lần lượt được giải quyết.
[su_posts id=”1090″ posts_per_page=”-1″ tax_operator=”AND” order=”desc” ignore_sticky_posts=”yes”]

Lý niệm trong hoạt động nhóm QC

Để duy trì được hoạt động nhóm QC, đương nhiên cũng cần một lý niệm cụ thể. Đây cũng chính là mục đích hoạt động mà blogsanxuat đã giới thiệu ở trên:

Lý niệm này bao gồm 3 điểm:

  • Phát huy năng lực để vượt qua giới hạn của mỗi người.
  • Tôn trọng lập trường cá nhân, hướng tới xây dựng môi trường làm việc năng động.
  • Từ đó kaizen và phát triển thể chất của công xưởng.

Một số điểm cần lưu ý

  • Do đây là hoạt động đào tạo con người nên các thành viên chủ yếu là các tổ trưởng hoặc nhân viên có tiềm năng.
  • Hoạt động nhóm QC không nên tách rời riêng với công việc hàng ngày. Tại công xưởng của mình, hoạt động này nhằm mục đích giải quyết các vấn đề xảy ra trong từng bộ phận.
  • Hoạt động nên có những buổi họp định kỳ để báo cáo tiến độ hoặc quyết định một vấn đề mới cần giải quyết. Kì hạn này tuỳ thuộc vào tình hình của các công ty. Với các vấn đề chất lượng mãn tính, bên mình thường tổ chức họp 1 lần/tháng để báo cáo tiến độ.
  • Các thành viên tham gia cần có tinh thần đột phá, tức là những người muốn thay đổi hiện tại, muốn làm cho hoạt động của công xưởng tốt hơn. Điều này thực sự rất cần thiết, vì đây là yếu tố duy trì hoạt động QC. Hơn nữa, những thành viên có suy nghĩ này luôn là người chủ động hoạt động, tìm vấn đề giải quyết mà không cần nhắc nhở.