Blog Single

Ví dụ áp dụng công cụ QC Tự hoàn thành trong công đoạn

Bài viết trước mình đã giới thiệu về khái niệm và các bước áp dụng công cụ QC Tự hoàn thành trong công đoạn.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu một ví dụ để hiểu rõ hơn về cách sử dụng công cụ này nhé.

Bây giờ chúng ta sẽ cùng lấy ví dụ về công việc nướng một chiếc bánh dày 2cm để bán cho khách hàng.

(Bước 1) Làm sáng tỏ mục tiêu, mục đích của công việc

  • Mục đích công việc của chúng ta là mang đến cho khách hàng một chiếc bánh ngon.
  • Mục tiêu là được khách hàng đánh giá trên 4 điểm cho 3 đề mục Vị – Độ ngon – Mùi thơm trong kết quả điều tra tháng 1/20XX

Điểm cần lưu ý ở bước này là:

  • Khi lên mục tiêu chúng ta cần có đủ 3 yếu tố: Cái gì? Như thế nào? và Đến khi nào?
  • Mục tiêu và mục đích được đưa ra cần phản ánh được nhu cầu của khách hàng ở công đoạn sau.
  • Cần phán đoán được bằng lý luận và định lượng chứ không phải định tính.

(Bước 2) Vẽ quy trình công việc bao gồm mối liên quan đến bộ phận khác

Các công đoạn làm bánh

Hình trên cho chúng ta thấy các công đoạn từ đầu cho tới khi chiếc bánh tới tay của khách hàng.

Ở bước thứ hai chúng ta cần làm rõ toàn bộ quá trình công việc bao gồm cả các bước liên quan đến công đoạn sau (Khách hàng).

Ở bước này chúng ta sẽ có hai điểm cần lưu ý như sau:

  • Đây là toàn bộ công đoạn bao gồm toàn bộ đặc tính chất lượng giúp chúng ta thực hiện được mục đích và mục tiêu đã nêu ở bước 1.
  • Trong mỗi công đoạn cần có điều kiện phán đoán hoặc tiêu chuẩn phán đoán đạt.

(Bước 3) Chia quy trình công việc theo đơn vị yếu tố thao tác

Tại bước 3 chúng ta sẽ phân công công việc cho từng thành viên đảm nhận từng công đoạn.

Chia quy trình công việc theo đơn vị yếu tố thao tác

Ví dụ, anh A sẽ đảm nhận công đoạn 1, mình đảm nhận công đoạn 2, và anh B đảm nhận công đoạn 3. Theo cách chia như thế này thì mỗi công đoạn sẽ là một đơn vị yếu tố thao tác và có thể thiết lập được tiêu chuẩn đánh giá OK trong mỗi công đoạn này.

Điểm cần lưu ý ở bước 3 là:

  • Mỗi đơn vị yếu tố thao tác được định nghĩa là đơn vị thao tác nhỏ nhất mà chúng ta có thể đánh giá “Thế này là OK”.
  • Nhân viên và quản lý cùng nhau thảo luận để chia nhỏ công việc hết mức có thể (nhỏ tới mức vẫn có để thiết lập tiêu chuẩn phán đoán OK) là rất quan trọng.

(Bước 4) Quyết định điều kiện đạt và tiêu chuẩn phán đoán cho từng đơn vị yếu tố thao tác

Sau khi chia nhỏ thao tác theo từng đơn vị như trên, chúng ta sẽ cùng quyết định tiêu chuẩn đánh giá cho mỗi đơn vị thao tác.

Ví dụ, ở công đoạn 2 nơi mình đảm nhận việc nướng bánh, chúng ta sẽ cần suy nghĩ về điều kiện trước khi bắt đầu công việcđiều kiện sau khi kết thúc công việc. Có nghĩa là để mình có thể hoàn thành tốt công việc thì cần những điều kiện gì?

Trước khi bắt đầu công việc mình cần xác nhận về thông tin đầu vào (nhận chiếc bánh dày 2cm từ công đoạn trước), công cụ (bếp nướng…), phương pháp (nướng lò củi hay lò điện, nhiệt độ, thời gian…), năng lực (năng lực sử dụng công cụ, những điểm cần lưu ý để sử dụng an toàn…). Trong những yếu tố này thì năng lực là yếu tố quan trọng nhất cần kiểm tra. Bởi nếu mình không có khả năng, kinh nghiệm sẽ không thể hoàn thành công việc được giao, tức là không thể giao cho công đoạn sau một sản phẩm đạt chất lượng. Thông tin đầu vào chính là điều kiện đạt trước khi bắt tay vào thực hiện công việc.

Ngược lại, sau khi kết thúc công việc chúng ta cần xác nhận tiêu chuẩn phán đoán. Tiêu chuẩn phán đoán ở đây chính là yếu tố “có đảm bảo thảo mãn được nhu cầu ở công đoạn sau hay không?”. Trong ví dụ này công đoạn sau chính là công đoạn 3 và chúng ta cần suy nghĩ xem làm sao để thoả mãn yêu cầu và kì vọng của anh B đối với công đoạn 2 “Nướng bánh mỳ”. Ví dụ, chiếc bánh đã nướng có dễ quẹt bơ hay không? chiếc bánh đã nướng có ngon không?

Khi tất cả những điều kiện trên được thoả mãn, chúng ta mới chuyển chiếc bánh đã nướng tới công đoạn tiếp theo.

Phương pháp quyết định điệu kiện đạt và tiêu chuẩn phán đoán trong tự hoàn thành công đoạn
Phương pháp quyết định điệu kiện đạt và tiêu chuẩn phán đoán

(Bước 5) Vận dụng vào công việc thực tế công cụ Tự hoàn thành trong công đoạn

Vận dụng chính là việc áp dụng thử vào trong một công việc thực tế. Nếu có vấn đề có thể sửa và khắc phục lỗi cho lần kếp tiếp. Lập đi lập lại điều này sẽ giúp chúng ta nâng cao chất lượng công việc, cũng như chất lượng sản phẩm được hoàn thành trong mỗi công đoạn.

Đây cũng là cách để mình giảm lỗi quên chuẩn bị dụng cụ đo mỗi khi đo sản phẩm. Cứ mỗi lần quên lại phải đi lấy mất rất nhiều thời gian.

Như vậy mình đã giới thiệu xong một công cụ QC hữu ích nữa.

Các bạn hãy thử áp dụng công cụ Tự hoàn thành trong công đoạn vào công việc hàng ngày của mình nhé.