Blog Single

Quản lý công đoạn: Theo dõi tiến độ sản xuất

Không quản lý được công đoạn thì đừng nghĩ tới quản lý sản xuất.

Một thế thống sản xuất bao gồm nhất nhiều công đoạn. Do đó, khi chúng ta không quản nổi cái nhỏ sao quản được cái lớn.

Bài viết này Blogsanxuat sẽ giới thiệu với các bạn về vai trò của hoạt động quản lý công đoạn.

Quản lý công đoạn chính là chuỗi công việc bắt đầu từ xây dựng kế hoạch sản xuất, chỉ thị sản xuất, thống kê sản lượng, quản lý tiến độ và đánh giá kết quả.

Trong một góc nhìn khác, chúng ta có thể thấy khâu quản lý này tương đồng với việc thực hiện vòng tròn PDCA. Và việc quản lý công đoạn cũng là một phần nhỏ thu nhỏ của hoạt động quản lý sản xuất.

Trong các công xưởng tại Nhật, tại mỗi đầu và cuối dây chuyền thường sẽ một bảng điện tử thể hiện số lượng theo kế hoạch và số lượng đạt được thực tế. Bảng thông tin sản xuất này sẽ giúp các tổ trưởng có đối sách thích hợp khi sản lượng không đạt như kế hoạch đề ra.

Bảng quản lý sản xuất

Ngoài ra, trong phòng quản lý chung, chúng ta còn có thể bắt gặp một bảng quản lý lớn có thông tin sản xuất của nhiều dây chuyền hay nhiều công đoạn khác nhau.

Không thể sản xuất nếu không quản lý mỗi công đoạn

Mỗi công đoạn thường bắt đầu một ngày bằng kế hoạch sản xuất. Việc lên một kế hoạch sản xuất hiệu quả và đưa ra chỉ thị sản xuất chính xác rất quan trọng.

Ví dụ, trong một ngày, trong cùng một dây chuyền sản xuất cùng cũng quá nhiều mẫu sản phẩm khác nhau, sẽ khiến công việc chuẩn bị chi tiết gặp nhiều khó khăn. Trong trường hợp thiếu chi tiết nhân viên sẽ mất thời gian chờ đợi và không thể hoàn thành sản lượng theo kế hoạch đề ra. Đương nhiên, điều này sẽ gây ảnh hưởng tới kế hoạch giao hàng cho khách hàng.

Ngoài ra, việc quản lý kết quả và quản lý tiến độ cũng rất quan trọng.

Khi tiến độ sản xuất chậm theo kế hoạch mà chúng ta không nắm được sẽ dẫn tới khả năng không đủ hàng để xuất. Hay việc sản xuất nhanh hơn kế hoạch sẽ dẫn tới lãng phí do sản xuất thừa.

Do đó, việc không thể quản lý tiến độ trong một công đoạn sẽ ảnh hưởng tới tiến độ của công đoạn sau (công đoán sau không nắm được số lượng và thời gian chi tiết sẽ được hoàn thành), rộng hơn là ảnh hưởng tới tiến độ sản xuất của toàn công xưởng. Những công xưởng này thường sẽ không thể trả lời khách hàng chính xác thời điểm có thể giao hàng. Điều này sẽ ảnh hường đến uy tín của công ty và làm mất lòng tin từ khách hàng.

Chỉ tập trung vào một công đoạn có thể dẫn tới tình trạng chỉ tối ưu hoá ở từng bộ phận

Tuy nói việc quản lý từng công đoạn rất quan trọng trong quản lý sản xuất cũng không có nghĩa việc tối ưu hoá quá mức một công đoạn sẽ tốt.

Bởi mỗi công đoạn đều nằm trong một chuỗi sản xuất có liên quan mật thiết với nhau nên khi tối ưu hoá quá mức một công đoạn sẽ làm phát sinh các nút thắt cổ chai trong dòng chảy sản xuất.

Ví dụ, một sản phẩm được sản xuất thông qua ba công đoạn A – B – C. Dẫu công đoạn B có làm nhanh đi chăng nữa thì hàng ở công đoạn A cũng không kịp chuyển đến hay công đoạn C cũng không xử lý kịp dẫn đến tồn kho.

Sự thiếu cân bằng giữa các công đoạn

Hoặc công đoạn B tự ý sản xuất một loại sản phẩm với số lượng lớn hơn chỉ thị sẽ dẫn đến tồn kho giữa công đoạn B và C.

Vì vậy, việc quản lý mỗi công đoạn được liên kết chặt chẽ với quản lý sản xuất chung để xây dựng một hệ thống sản xuất tối ưu trong toàn công xưởng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *