Blog Single

Lỗi sơ ý trong hoạt động sản xuất

Như chúng ta đã biết con người là động vật dễ gây ra lỗi. Đặc biệt, trong ngành sản xuất, lỗi sơ ý dù lớn hay nhỏ cũng gây ảnh hưởng tới công đoạn kế tiếp và khách hàng.

Lỗi sơ ý là lỗi xảy ra do sơ xuất của con người, không có yếu tố chủ quan.

Hình dưới đây sẽ cho chúng ta thấy mối quan hệ giữa nguyên nhân và kết quả của lỗi sơ ý.

Nguyên nhân và kết quả của lỗi sơ ý

Từ hình vẽ trên chúng ta có thể thấy hai nguyên nhân chủ yếu dẫn tới để xảy ra lỗi sơ ý là yếu tố con người và môi trường làm việc.

Từ những nguyên nhân này sẽ làm phát sinh những vẫn đề rất nghiêm trọng như lỗi chất lượng sản phẩm, an toàn cho người lao động, giảm năng xuất khi thiết bị hỏng hoặc công việc bị đình trệ. Vì vậy, những lỗi sơ ý có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng và gây tổn thất lớn cho công xưởng.

Vậy trong ngành sản xuất sẽ có những lỗi sơ ý như thế nào thường xảy ra?

Chúng ta sẽ cùng phân loại lỗi theo theo các mục như dưới đây:

(1) Lỗi sơ ý do trí nhớ

  • Quên thao tác: Ví dụ, quên không sơn một mặt của sản phẩm.
  • Nhầm số lượng: Vặn thiếu một số con ốc.
  • Nhầm thứ tự: Ví dụ lắp sai thứ tự
  • Nhầm thời gian xử lý: Ví dụ để sản phẩm trong lò nung lâu hơn thời gian quy định.
  • Thực hiện thao tác bị nghiêm cấm: Ví dụ không tắt nguồn thiết bị mà đã tháo nắp an toàn để sửa chữa.

(2) Lỗi do ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài

(a) Xác định nhầm chủng loại, số lượng

  • Chọn nhầm: Ví dụ chọn nhầm chi tiết lắp vào cụm chi tiết
  • Đếm nhầm: Ví dụ đếm sai số lượng chi tiết nhập kho và xuất kho

(b) Nhầm trạng thái

  • Ý thức sai: Ví dụ nhận thức sai về nguyên nhân gây hỏng thiết bị
  • Bỏ qua nguy hiểm: Không phát hiện được tiếng kêu bất thường trong thiết bị

(c) Nhầm lẫn thao tác phải làm

  • Nhầm vị trí: Nối dây điện nhầm từ cực + thành cực –
  • Nhầm phương hướng: Lắp nhầm mặt trên xuống dưới
  • Nhầm về lượng: Đổ lượng dầu ít hơn mức cần thiết
  • Lỗi bảo trì: Không vặn van về vị trí ban đầu

(3) Lỗi trong khi thao tác

  • Động tác không chính xác: Lỗi để xảy ra sai lệch mô men vặn ốc
  • Động tác bảo trì không chính xác: Thay thế nhầm chi tiết
  • Động tác tránh không đủ: Lỗi làm rơi khuôn khi đưa xuống từ giá để khuôn

Trên đây mình đã giới thiệu toàn bộ những lỗi sơ ý thường xảy ra trong công xưởng sản xuất. Các bạn lưu ý đến nguyên nhân để xảy ra những lỗi này ở trong hình trên nhé.

Việc không để phát sinh những lỗi trên chính là mục tiêu mà Pokayoke hướng tới.

Bài viết tiếp theo mình sẽ giới thiệu một số ví dụ cụ thể về Pokayoke đã được áp đụng như thế nào trong các công xưởng của Nhật Bản.