Blog Single

Có phân tích đến đâu mà không đưa ra đối sách cụ thể thì cũng không tiến triển được

Trong hoạt động Kaizen của Toyota, nguời ta thường nhắc nhau: “Đừng trở thành bác sỹ chẩn đoán, hãy trở thành bác sỹ trị liệu”. Có nghĩa là không cần những nguời chỉ biết khua môi múa mép mà không hành động.

Ông Ono Taiichi thuờng nói với cấp dưới rằng: “Không thiếu những kẻ có thể chẩn đoán tình hình công xưởng. Nhưng nên nhớ rằng các anh không phải là những bác sỹ chẩn đoán. Hãy là bác sỹ trị liệu để kaizen công xuởng. Có chẩn đoán tốt đến mấy mà không kaizen thì công xưởng cũng không tốt lên đuợc đâu”.

Trong thực tế, không ít các nhà tư vấn hay chuyên gia phân tích sau khi phân tích ngọn ngành vấn đề vẫn không thể đưa ra phương án giải quyết hiệu quả. Họ rất giỏi trong việc chỉ ra “đây là vấn đề, nếu không làm gì đó thì…”. Nhưng nếu hỏi “phải giải quyết sao đây?” thì họ không có câu trả lời. 

Trong kaizen, điều quan trọng không phải những câu phàn nàn “nếu không làm gì đó thì…” mà quan trọng là những phương án kaizen cụ thể như “nếu làm như thế này thì có thể giải quyết được vấn đề”.

Ông Ono Taiichi đã nói như thế này với nhân viên: “Nếu chỉ biết chỉ trích những vấn đề tồn đọng thì đừng đến đây, hãy đến khi mang theo những giải pháp cụ thể”. 

Và ông cũng nói những điều sau đối với những người quản lý: “Đừng chỉ nhìn sản phẩm hoàn thành rồi đánh giá ĐẠT hay KHÔNG ĐẠT, hãy trở thành người biết chỉ đạo nếu làm như thế này thì tất cả sẽ ĐẠT”.

______________________

Tham khảo: Nghệ Thuật Kaizen Tuyệt Vời Của Toyota– NXB Phụ nữ

Chi tiết: https://bit.ly/3jJcWtS

______________________

Xem video kaizen, sản xuất, quản lý chất lượng tại kênh YouTube Blogsanxuat: https://www.youtube.com/c/Blogsanxuat