Blog Single

#3 Kế hoạch dài hạn: Quyết định kế hoạch đầu tư thiết bị và chi phí tiêu chuẩn

Kế hoạch dài hạn là bước đầu tiên chúng ta cần tiến hành trong sản xuất dự đoán. Kế hoạch này được tính theo đơn vị tháng.

Kế hoạch này sẽ được đánh giá thường xuyên trong quá trình thực hiện để có thể đưa ra phương án điều chỉnh thích hợp.

Kế hoạch sản xuất được lập dựa trên kế hoạch bán hàng và kế hoạch lưu kho

Khi lên kế hoạch, phía công ty thường lên kế hoạch bán hàng trước, rồi lấy đó làm cơ sở để lập kế hoạch lưu kho. Ví du, đối với sản phẩm A, công ty dự đoán sẽ bán được 1000 ngàn/tháng, vì thế số lượng lưu kho trên kế hoạch có thể là 1000 sản phẩm hoặc thấp hơn.

Từ kế hoạch bán hàng và lưu kho, kế hoạch sản xuất sẽ được lập. Tức là muốn lưu kho 1000 sản phẩm chúng ta cần phải sản xuất đủ số lượng này.

Dự vào kế hoạch sản xuất, chúng ta có thể nắm được số lượng sản xuất sản phẩm theo từng tháng và tính được tổng số lượng tính theo năm.

Để thực hiện được kế hoạch sản xuất, chúng ta sẽ cần lên kế hoạch đầu tư thiết bị, kế hoạch con người, và kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu.

Thứ tự lên kế hoạch trong sản xuất dự đoán
Thứ tự lên kế hoạch trong sản xuất dự đoán

Dựa trên những số liệu về số lượng sản xuất, thiết bị đầu tư, con người, hệ thống cung ứng nguyên vật liệu… chi phí tiêu chuẩn cho sản phẩm trong một năm cũng được quyết định.

Điều chỉnh và quyết định kế hoạch đầu tư thiết bị khi lên kế hoạch dài hạn

Sau khi đưa vào thực hiện, dựa vào kết quả kinh doanh thực tế, tất cả các kế hoạch sẽ được xem lại và điều chỉnh hàng tháng. Khi kế hoạch bán hàng và kế hoạch lưu kho được điều chỉnh, đương nhiên kế hoạch sản xuất, kế hoạch đầu tư thiết bị và kế hoạch con người cũng thay đổi theo.

Khi kế hoạch sản xuất thay đổi, chúng ta sẽ có hai phương án chủ yếu để ứng phó. Một là đầu tư thiết bị (khi số lượng sản xuất tăng), hai là dừng dây chuyền (khi số lượng sản xuất giảm).

Việc dừng dây chuyền sản xuất thường đơn giản hơn và có thể thực hiện được ngay, còn việc đầu tư máy móc mới thường mất nhiều thời gian hơn. Trong trường hợp nhất thiết phải đầu tư thiết bị để nâng cao sản lượng, chúng ta cũng có thể có một phương án khác là dừng dây chuyền sản xuất khác để sản xuất sản phẩm đang cần gấp trong giai đoạn chờ thiết bị mới.

Ngoài ra, thiết bị chính là yếu tố quyết định năng lực sản xuất của một công xưởng nên việc điều chỉnh kế hoạch sản xuất ngắn hạn (kế hoạch trung hạn) đôi khi chỉ được tiến hành trong giới hạn nhất định.

Ví dụ, năng lực sản xuất tối đa của dây chuyền là 1000 sản phẩm/tuần. Số lượng sản xuất hiện tại là 700 sản phẩm/tuần. Vì vậy, dù có điều chỉnh thế nào đi chăng nữa, chúng ta cũng không thể nâng số lượng sản xuất trên 1000 sản phẩm/tuần nếu không đầu tư thêm thiết bị.

Điều chỉnh và quyết định kế hoạch con người và kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu

Trong kế hoạch dài hạn, kế hoạch về con người cũng rất quan trọng.

Kế hoạch về con người bao gồm: kế hoạch tuyển dụng và kế hoạch sắp xếp vị trí làm việc. Mặc dù kế hoạch con người dễ thay đổi hơn kế hoạch về thiết bị (do chi phí đầu tư thấp hơn), tuy nhiên chúng ta cũng không dễ điều chỉnh với một kế hoạch đã được quyết định. Ví dụ, chúng ta không thể xa thải nhân viên vừa mới tuyển trong ngày hôm qua.

Ngoài ra, kế hoạch cung ứng sẽ quyết định số lượng nguyên vật liệu được nhập vào theo từng tháng. Tuỳ chủng loại nguyên vật liệu mà kì hạn nhập có thể quyết định theo ngày, theo tuần hoặc theo tháng. Ví dụ, ốc vít là những chi tiết có thể nhập bất cứ lúc nào nên chúng ta có thể chỉ thị nhập hàng ngày (chỉ nhập số lượng cần thiết để không phải lưu kho). Nhưng đối với những chi tiết phải nhập từ nước ngoài thì thời gian vận chuyển sẽ dài hơn nên chúng ta sẽ nhập theo đơn vị tháng để tránh trường hợp thiếu chi tiết sản xuất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *