Blog Single

15 suy nghĩ căn bản trong Quản lý chất lượng ③

7. Quản lý thượng nguồn

Mục đích của quản lý chất lượng là đảm bảo chất lượng của sản phẩm (bao gồm cả dịch vụ) khi đưa đến tay khách hàng. Vì vậy, đối tượng của quản lý chất lượng chính là chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên, sản phẩm được tạo ra qua nhiều công đoạn nên đối tượng quản lý trực tiếp chính là tất cả các công đoạn tạo ra sản phẩm.

Để quản lý được chất lượng sản phẩm thì cần phải được quản lý được yếu tố mang tên công đoạn. Trong quy trình quản lý công đoạn, trong phạm vi có thể thì việc quản lý thượng nguồn là rất quan trọng. Nếu chúng ta không đảm bảo việc quản lý thượng nguồn (công đoạn đầu) sẽ dẫn tới những sự cố nghiêm trọng ở hạ nguồn (công đoạn cuối).

8. Tầm quan trọng của Mục đích

Trong quản lý chất lượng, suy nghĩ “dùng dữ liệu để thể hiện đồ vật” luôn được coi trọng. Vì thế, trước khi tiến hành lấy dữ liệu, chúng ta cần làm rõ mục đích và phải lấy dữ liệu phù hợp với mục đích đã đưa ra ban đầu.

Để quyết định được cần phải đo “cái gì”, trước hết chúng ta cần làm sáng tỏ mục đích. Công việc đo ở đây không đơn thuần mang ý nghĩa biểu thị bởi những con số. Ví dụ, khi muốn phân tích có những loại hàng lỗi nào đang xảy ra thì chúng ta thường bắt đầu từ việc quan sát hàng lỗi. Tức là hành động quan sát cũng được coi như một hành động đo. Đối với mục đích tìm ra nguyên nhân xảy ra lỗi thì việc quan sát chính là một trong những phương pháp tốt nhất.

Trong quản lý chất lượng có hai loại dữ liệu thường được sử dụng là dữ liệu số và dữ liệu ngôn ngữ. Do dữ liệu số thể hiện được rõ ràng cũng như khách quan hiện thực nên thường được sử dụng trong các phương pháp phân tích.

Việc lấy dữ liệu có 5 mục đích như sau:

  • Nắm bắt hiện trạng
  • Phân tích
  • Điều tiết
  • Quản lý
  • Kiểm tra

Vì thế, mục đích của việc lấy dữ liệu không chỉ là một mà có thể từ hai trở lên.

9. QCD+PSME

Đây chính là 7 yếu tố chủ yếu trong công xưởng sản xuất, cũng là các yếu tố được nhiều công ty lựa chọn để quản lý.

  • Chất lượng (Q: Quality): độ thoả mãn khách hàng, số lượng phàn nàn, tỷ lệ lỗi, tỷ lệ sửa chữa, số lượng thay đổi thiết kế sản phẩm…
  • Chi phí (C: Cost): Chi phí tổn thất cơ hội, tỷ lệ hoạt động của thiết bị, công làm lại, lượng tồn kho, kinh phí…
  • Kì hạn (D: Delivery): Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất, tỷ lệ giao hàng đúng hạn, số lần trễ hạn, thời gian đỗi mã hàng…
  • Tính sản xuất (P: Productivity): năng lực sản xuất, takt time, thời gian đổi mã hàng, thời gian chạy máy…
  • An toàn (S: Safety): số lượng thiết bị có gắn thiết bị an toàn, quản lý vệ sinh, quản lý an toàn…
  • Tính kỷ luật (M: Morale): Tỷ lệ đi làm, số lượng đề án kaizen, kế hoạch đa năng hoá, kế hoạch lấy chứng chỉ nghề, tình hình hoạt động của Câu lạc bộ QC…
  • Môi trường (E: Environment): Hoạt động 5S, vệ sinh công xưởng, xây dựng môi trường dễ làm việc, những yếu tố khác liên quan đến môi trường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *